Phong tục cúng tất niên Việt Nam và cách chuẩn bị

Phong tục cúng tất niên đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam, hằng năm cứ vào ngày 29, 30 là nhà nào nhà nấy đều phải chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để dâng cúng ông bà tổ tiên. Là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn, tri ân đối với công đức của những thế hệ đi trước.

Phong tục cúng tất niên của người Việt Nam và cần chuẩn bị gì

Với các nước phương tây tất niên rơi vào ngày 30/12 Dương lịch, ở nước ta rơi vào 30 tháng chạp âm lịch, với những năm thiếu thì tất niên là 29 tháng chạp, 
Phong tục cúng tất niên mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và tích cực nên ngày nay không chỉ các gia đình mới cúng mà các cơ quan, hội nhóm, công ty cũng tổ chức lễ cúng dịp cuối năm để tạ ơn thổ địa, thần linh và các cô hồn đã phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, trong năm vừa qua và hy vọng một năm mới với thật nhiều may mắn và gặt hái được nhiều thành công.
Sau lễ cúng tất niên, tất cả mọi người trong gia đình cùng nhau cùng thưởng thức những món ăn truyền thống quây quần bên mâm cơm,   hàn huyên chuyện năm vừa qua, đó là khoảng thời gian tràn ngập tình yêu thương, ấm áp.
>> Tìm hiểu thêm: Chi phí tổ chức tất niên

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên.

Chuẩn bị lễ vật cúng tất niên không cần quá coi trọng về vật chất, có thể linh động theo điều kiện của từng gia đình, gia chủ cần thể hiện sự thành tâm, biết ơn và kính trọng thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên của mình.
Phong tục cúng tất niên

Một mâm cỗ cúng tất niên không thể thiếu những món sau:
Mâm ngũ quả: mâm ngũ quả bao gồm đủ những màu sắc sau:  Thổ màu vàng, Kim màu trắng, Hỏa màu đỏ, Mộc màu xanh, Thủy màu đen. Thường là các loại quả như chuối, phật thủ, thanh long, quất, xoài, dưa hấu, sung,  …Mâm ngũ quả có sự khác nhau đôi chút giữa 3 miền bắc, trung ,nam . Hoa quả chọn để cúng phải chọn mẫu mã đẹp mắt, màu sắc đẹp, không được dập nát, vừa đủ chín. Không được dùng hoa quả giả, bằng nhựa để đặt lên bàn thờ tổ tiên. Đĩa ngũ quả khi đặt cần tránh vị trí ở chính giữa bát hương  mà nên đặt ở hai bên vì như vậy mới không chắn mất trục chính, 
Mâm cỗ cúng tất niên có thể là cỗ mặn hoặc là cỗ chay, bao gồm một số món ngày tết: món xôi, bánh chưng, thịt gà, nem lụa, giò xào, giò hầm măng, hoặc thịt heo luộc..Ở miền trung thường có các món như: bánh chưng, bánh tét, gà bốp rau răm, giá chua, …miền tham thì có gỏi tôm thịt hay chả giò, ….
Phong tục cúng tất niên cũng không thể thiếu hoa tươi, một số loài hoa thường được dùng để cúng dịp cuối năm mang nhiều ý nghĩa như các loài hoa sau: hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc, hoa sen,….
Công ty TNHH Thương Mại và Sự Kiện BIZ
ĐT: 0976 612 988 – 09 3456 8062

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mẫu thư mời tất niên cuối năm cho công ty hay

4 loại backdrop sân khấu thường được sử dụng trong sự kiện

Cách mời khách hàng tham dự hội thảo, hội nghị hiệu quả